Câu hỏi thường gặp?

1. Từ trường: tránh đặt đồng hồ của bạn trên những thiết bị điện tử, những vật có thể phát ra những vùng từ trường mạnh.

2. Nước biển: luôn rửa sạch đồng hồ với nước ấm ngay sau khi đồng hồ tiếp xúc với nước biển.

3. Hóa chất: tránh tiếp xúc trực tiếp với chất tẩy rửa, nước hoa, mỹ phẩm… các hóa chất có thể phá hủy dây, vỏ và các vòng đệm chống nước của đồng hồ

4. Nhiệt độ: tránh tiếp xúc nhiệt độ cao trên 60oC hoặc dưới 0oC, và cũng tránh việc thay đổi nhiệt độ đột ngột.

5. Vệ sinh: (dây và vỏ kim loại): sử dụng bàn chải mềm với nước xà phòng pha loãng và lau khô bằng vải mềm.

6. Độ kín nước: độ kín nước của một chiếc đồng hồ không phải là vĩnh viễn. Nó có thể bị ảnh hưởng bởi sự lão hóa của các vòng đệm chống nước hoặc khi bị va đập. Chúng tôi khuyên bạn nên kiểm tra độ kín nước của đồng hồ mỗi năm một lần tại các trung tâm sửa chữa uy tín.

7. Nút khóa vặn: luôn vặn và khóa nút cẩn thận khi sử dụng nhằm tránh nước có thể vào bên trong đồng hồ, đối với Nút thường: luôn nhấn nút vào vị trí trong cùng khi sử dụng nhằm tránh nước có thể vào bên trong đồng hồ

8. Đồng hồ cơ tự động (Automatic): Năng lượng đồng hồ được tích trữ từ chuyển động cổ tay của người đeo. Đồng hồ nên được đeo từ 10 - 12 giờ/ngày (với hoạt động bình thường) để đảm bảo phần năng lượng tích trữ sẽ đủ cho đồng hồ hoạt động liên tục qua đêm. Nên lên dây bằng tay (nút vặn) từ 10 - 15 vòng nếu trước đó người đeo ít hoạt động hoặc không đeo, nhằm mục đích nạp lại đủ phần năng lượng để đồng hồ hoạt động chính xác.

9. Dây da: Tránh để dây da tiếp xúc với nước, hóa chất, mỹ phẩm, nước hoa… những thành phần này sẽ làm dây da bị đổi màu, biến dạng hoặc phá hủy dây da. Tránh để dây da phơi lâu dưới ánh nắng mặt trời, điều này sẽ gây ra sự phai màu của dây da

10. Va chạm: tránh các va chạm mạnh vì có thể gây ảnh hưởng đến vỏ và các bộ phận bên trong máy của đồng hồ

11. Chronograph: không sử dụng nút bấm Chronograph khi đang ở dưới nước (ngoại trừ các dòng đồng hồ chuyên dụng cho việc đi lặn)

Để được chứng nhận “Chronometer” bộ máy của chiếc đồng hồ phải vượt qua được hàng loạt cuộc thử nghiệm được tiến hành trong vòng 15 ngày đêm. Độ chính xác của máy được kiểm tra theo năm điểm khác nhau và theo nhiệt độ thay đổi mô phỏng điều kiện thực tế đồng hồ được sử dụng. COSC (Contrôle Officiel Suisse des Chronomètres) là tổ chức độc lập, chịu trách nhiệm quản lý chất lượng và tiến hành các phép thử cho Chronometer. Với mỗi chiếc đồng hồ gắn nhãn hiệu chronometer được đưa đến COSC được test riêng bộ máy và tổng thể của chiếc đồng hồ , nếu vượt qua các cuộc thử nghiệm, COSC sẽ cấp giấy chứng nhận. Có ba trung tâm của COSC ở Thụy Sĩ  tại Geneva, Bienne và thành phố Le Locle. Đồng hồ có thể được kiểm tra tại một trong ba nơi này. COSC thường tiến hành 7 phép thử phức tạp khác nhau, nếu không vượt qua một trong 7 phép thử sẽ bị loại ngay lập tức bao gồm:

1. Tốc độ trung bình một ngày: sau 10 ngày thử nghiệm, tốc độ của máy đồng hồ chỉ được phép sai lệch trong khoảng tử -4 đến +6 giây mỗi ngày.

2. Tốc độ thay đổi trung bình: COSC theo dõi tốc độ của đồng hồ tại 5 điểm khác nhau (2 theo chiều nằm ngang và 3 theo chiều thẳng đứng) mỗi ngày. Trong thời gian 10 ngày thì tổng cộng sẽ có 50 điểm và sự sai lệch không vượt quá 2 giây.

3. Tốc độ thay đổi lớn nhất ở 5 vị trí khác nhau không lớn hơn 5 giây một ngày.

4. COSC trừ giá trị trung bình theo chiều thẳng đứcho giá trị trung bình theo chiều nằm ngang độ sai lệch phải nằm trong khoảng -6 đến +8 giây.

5. Sự khác nhau giữa tốc độ lớn nhất trong ngày và tốc độ trung bình trong ngày không vượt quá giá trị 10 giây một ngày.

6. COSC thử nghiệm tốc độ của đồng hồ tại 8 độ C và 38 độ C và sự sai khác về thời gian không được lớn hơn 0.6 giây mỗi ngày.

7. Sai số lũy tiến: sai số này được xác định bằng sai số giữa tốc độ trung bình trong ngày ở hai ngày thử nghiệm đầu tiên và cuối cùng, sai lệch không được vượt quá 5 giây.

Sau 15 ngày kiểm nghiệm, từng bộ máy phải đạt sai số không vượt quá -4 giây đến +6 giây một ngày mới được COSC đóng số thứ tự vào bộ máy và cấp chứng nhận chronometer chính thức. Độ chính xác này cao hơn nhiều so với bộ máy cơ tiêu chuẩn có sai số trung bình từ -10 giây đến +30 giây.

 

Đồng hồ có chứng nhận Chronometer khắc trên mặt số và giấy chứng nhận

 

Đơn vị đo chỉ số chịu áp suất nước hay còn gọi là chống vào nước của đồng hồ thường được in trên mặt số hoặc khắc vào mặt sau của đồng hồ. Tùy theo từng vùng, lãnh thổ, hãng sản xuất có ký hiệu khác nhau. Các ký hiệu chúng ta thường gặp nhất là (Bar, ATM, Metres, Feet chỉ áp suất nước mà đồng hồ có thể chịu đựng được) hoặc M "mét" chỉ độ sâu dưới nước. Mỗi Bar hay ATM tương đương 10m ở độ sâu dưới mặt nước.

- 3 bar (30 metres/100 feet) hoặc ghi là Water Resistance - Chỉ chịu nước ở mức rửa tay, đi mưa nhỏ.

- 5 bar (50 metres/167 feet) - Được sử dụng trong bơi lội, lặn sông nước. Không sử dụng được trong lặn biển, chơi các môn thể thao vận động mạnh dưới nước...

- 10 bar (100 metres/330 feet) - Được sử dụng trong bơi lội, lặn vùng sông nước, lặn biển. Không được sử dụng khi chơi các môn thể thao vận động mạnh dưới nước...

- 20 bar (200 metres/660feet) - Sử dụng được trong bơi lội, lặn vùng sông nước, lặn biển, được sử dụng khi chơi các môn thể thao vận động mạnh dưới nước....nhưng không được sử dụng lặn biển chuyên nghiệp như người nhái.

- 30 bar (300 metres/1000 feet) trở lên - Chỉ có trong các loại đồng hồ chuyên dụng cho lặn biển sâu và các công việc liên quan tới mức độ chịu áp suất cao.

Các mức ký hiệu độ chịu áp suất nước trên, chỉ những nhãn hiệu đồng hồ chính hãng mới thật sự trung thực ghi đúng mực độ chịu áp suất nước của đồng hồ. Còn với đồng hồ nhái, giả, fake thì không đáng tin cậy.

 

 

LƯU Ý KHI SỬ DỤNG:

+ Tuyệt đối không đeo đồng hồ khi dùng nước nóng, tắm nóng lạnh, xông hơi vì nhiệt độ thay đổi đột ngột, độ co giãn của vỏ đồng hồ và ron chống nước khác nhau có thể tạo ra khe hở để nước và hơi ẩm thẩm thấu vào bên trong làm hư hại các chi tiết của bộ máy, làm giảm khả năng chống nước và dễ hỏng máy.
 

+ Cần lưu ý ràng: Kể cả đồng hồ chịu được áp suất nước cao, thì việc đóng chặt các núm điều chỉnh trước khi sử dụng trong môi trường nước là rất cần thiết. Nếu không nước và hơi ẩm dễ dàng thẩm thấu vào bên trong đồng hồ.

Đồng hồ máy Pin, hay thường gọi là đồng hồ Quartz có độ sai số rất thấp, chỉ khoảng ±20 giây mỗi tháng. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân xuất phát từ đồng hồ hoặc do sử dụng chưa đúng cách có thể làm cho đồng hồ chạy chậm/nhanh, chạy không chính xác. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp làm cho đồng hồ chạy không chính xác:
 
1. Do kim chạm mặt số hoặc mặt kính
 
- Khi kim chạm sát mặt số hay mặt kính thì sẽ dẫn tới ma sát tăng cao làm cho đồng hồ chạy chậm lại. Nếu việc tiếp xúc này là rất nhẹ, để xác định được bạn cần phải dùng kính lúp mới phát hiện được. Còn nếu tiếp xúc lớn, bạn có thể nhìn thấy các vòng tròn trên mặt kính hoặc mặt số mà kim giây tạo ra khi hoạt động. Nguyên chính của tình trạng này có thể là do trong quá trình vận động, đồng hồ bị va chạm mạnh dẫn tới lệch kim. Hoặc đôi khi có thể là do lỗi lắp ráp của nhà sản xuất hay do tay nghề của người người thợ đặt kim kém… Với các dòng đồng hồ Thụy Sĩ thì tình trạng này ít xảy ra vì đồng hồ Swiss Made được kiểm tra chất lượng rất nghiêm ngặt trước khi xuất sưởng.
 
2. Lỗi IC, Một số nguyên nhân làm cho IC sẽ bị lỗi như:
 
- Đồng hồ bị nước vào hoặc thẩm thấu hơi lạnh do sử dụng không đúng cách.
- Đồng hồ bị hết Pin nhưng không được thay Pin mới kịp thời, Pin bị gỉ sét chảy nước thẩm thấu ra các vi mạch làm hỏng IC.
 
3. Các nguyên nhân do Pin
 
Pin yếu hoặc Pin không đạt tiêu chuẩn, chất lượng kém. Khi pin không đảm bảo về chất lượng thì cũng làm cho nguồn điện cung cấp cho đồng hồ không đều. Từ đó khiến đồng hồ chạy chậm, và dần dần có thể sẽ dừng hẳn. Pin khi hết hạn hoặc không đảm bảo chất lượng sẽ rất dễ chảy nước, làm hỏng linh kiện, chết IC.
 
4. Đồng hồ bị nhiễm từ tính
 
Đồng hồ rất dễ bị nhiễm từ tính khi người sử dụng thường xuyên để đồng hồ gần các thiết bị điện tử như tivi, tủ lạnh, lò vi sóng… Điều này sẽ khiến cho đồng hồ chạy chậm, sai số nhảy vọt lên thậm chí là 1-2 phút tùy chất lượng.
 
LƯU Ý QUAN TRỌNG:
 

+ Đồng hồ có bộ máy sử dụng Pin "Quartz", hàng ngày sau khi không đeo, tránh để gần các vật dụng có từ trường mạnh như: Tivi, Tủ lạnh, Thùng loa, Máy vi tính, điện thoại di động hoặc các loại máy thu phát sóng khác. Bởi ở những môi trường có nhiều từ tính như vậy sẽ khiến cho Pin của đồng hồ sẽ mau hết, tụ điện (IC) của đồng hồ dễ nhiễm từ tính dẫn đến bộ máy đồng hồ hoạt động không chính xác.

+ Cần chú ý rằng đồng hồ phải được thay Pin ngay khi hết Pin. Mặc dù, hiện nay đa số Pin chính hãng được chế tạo với chất lượng tốt tuy nhiên Pin hết hạn có thể bị rỉ và gây hư hại tới các bộ phận khác của đồng hồ. Nên thay đúng chủng loại Pin phù hợp với bộ máy của đồng hồ và Pin chính hãng tại các trung tâm bảo hành hoặc cửa hàng chính hãng.

+ Khi thấy chiếc đồng hồ máy Pin, đồng hồ Quartz của bạn hoạt động không chính xác, có thể đồng hồ đã gặp phải một trong các lỗi nêu trên. Bạn không nên cố sửa chữa nếu không nắm rõ nguyên nhân đồng hồ bị lỗi, hoặc không có chuyên môn về sửa chữa đồng hồ.

+ Hãy mang đồng hồ của bạn tới Trung tâm dịch vụ của ĐỒNG HỒ TỐT, tại đây với chuyên môn cao cùng thiết bị hiện đại, kỹ thuật viên sẽ kiểm tra chi tiết đồng hồ và đưa ra phương án sửa chữa nếu cần.

+ Tất cả đồng hồ mua tại hệ thống cửa hàng ĐỒNG HỒ TỐT được thay Pin miễn phí trọn đời và không hạn chế số lần (không áp dụng với đồng hồ sử dụng Pin năng lượng, Pin Eco-Drive).

Đặc điểm nổi bật của đồng hồ cơ tự động “Automatic” đó là khả năng hoạt động lâu dài mà không cần thay pin, bởi vì đồng hồ sử dụng năng lượng từ ổ dây cót. Tuy nhiên, điều đó chỉ có thể xảy ra khi đồng hồ được người sử dụng đeo trên tay trong một thời gian tối thiểu nhất định (Ít nhất 8 tiếng/1 ngày), cánh tay đeo đồng hồ phải thường xuyên vận động, di chuyển để bộ phận nạp cót của đồng hồ hoạt động theo và tự động nạp cót (hay còn gọi là lên dây cót tự động). Nếu không, dù có là đồng hồ cơ chính hãng cao cấp thì vẫn bị ngừng hoạt động như thường. Vậy tại sao lại có hiện tượng này?

1. Vì sao đồng hồ cơ tự động “Automatic” không đeo thì không chạy?

- Theo nguyên lý hoạt động, bộ máy của đồng hồ cơ phải được nạp năng lượng mỗi ngày. Việc nạp năng lượng này đến từ việc lên dây cót bằng tay hoặc lên dây cót tự động do chuyển động từ cánh tay người đeo. Khi đồng hồ sử dụng hết năng lượng dự trữ từ ổ cót, đồng hồ sẽ ngừng hoạt  động.

- Đồng hồ không được sử dụng trong một thời gian dài thì lớp dầu bôi trơn trong bộ máy bị ứ đọng ở một vị trí, không còn linh động, không được dịch chuyển từ vị trí này sang vị trí kia khiến đồng hồ bị ngừng hoạt động.

- Việc không sử dụng và cất giữ đồng hồ quá lâu trong điều kiện nhiệt độ cao hoặc môi trường ẩm thấp cũng có thể khiến đồng hồ ngưng hoạt động. Nếu độ ẩm không khí cao sẽ khiến các ron chống nước có thể bị co giãn, tạo khe hở, hơi nước xâm nhập vào bên trong gây gỉ sét các linh kiện làm cho bộ máy bị hư hỏng và đồng hồ sẽ ngưng chạy.

2. Đồng hồ cơ tự động “Automatic” không đeo bao lâu thì chết?

Hiện nay, một số hãng đồng hồ cao cấp của Thụy Sĩ như Longines, Tissot, Mido đã sản xuất những chiếc cơ tự động “Automatic” với bộ máy có khả năng dự trữ năng lượng dài hơn, giúp đồng hồ hoạt động liên tục từ 38 - 80 giờ khi người sử dụng không đeo (trong điều kiện ổ cót được nạp đầy).

Theo đó, bạn có thể không đeo đồng hồ trong khoảng thời gian từ 38 – 80 giờ, thậm chí hơn 80 giờ mà đồng hồ vẫn không bị chết. Đó là bởi bộ máy chất lượng cao, được tích hợp những công nghệ tinh xảo giúp thời gian dự trữ cót được lâu hơn.

3. Nên làm gì khi thấy đồng hồ cơ tự động “Automatic” bị chết sau nhiều ngày không đeo?

- Nếu bạn không đeo đồng hồ cơ tự động “Automatic” trong một khoảng thời gian dài, đồng hồ sẽ ngưng chạy khi ổ cót được sử dụng hết. Bạn chỉ cần chỉnh lại giờ/lịch, sau đó lên dây cót hỗ trợ cho đồng hồ bằng cách vạn núm (Chỉ nên vặn từ 10 - 15 vòng là đủ, lên cót căng quá có thể làm hỏng trục xoay).

- Nếu bạn đã lên cót hỗ trợ cho đồng hồ mà đồng hồ vẫn không chạy hoặc chạy sai giờ,  nhanh hơn hoặc chậm hơn múi giờ chuẩn. Có thể đồng hồ của bạn đã bị sự cố và bạn không nên tự sửa chữa hoặc điều chỉnh đồng hồ. Hãy mang đồng hồ đến Trung tâm dịch vụ của ĐỒNG HỒ TỐT, ở đây bằng kỹ năng và máy móc chuyên dụng kỹ thuật viên sẽ kiểm tra chi tiết bộ máy và tiến hành sửa chữa nếu cần.

Truy cập vào website chính thức của hãng đồng hồ MIDO và nhập mã sản phẩm đồng hồ MIDO của bạn để xem hướng dẫn sử dụng  TẠI ĐÂY

Truy cập vào website chính thức của hãng đồng hồ TISSOT và nhập mã sản phẩm hoặc tên bộ sưu tập đồng hồ TISSOT của bạn để xem hướng dẫn sử dụng  TẠI ĐÂY

Truy cập vào website chính thức của hãng đồng hồ LONGINES và nhập mã sản phẩm đồng hồ LONGINES của bạn để xem hướng dẫn sử dụng  TẠI ĐÂY

Đồng hồ cơ tự động "Automatic" được sản xuất bởi các hãng đồng hồ danh tiếng như: LONGINES, TISSOT, MIDO đều có chất lượng rất cao và hoạt động luôn chính xác, đặc biệt như hãng LONGINES tất cả đồng hồ cơ tự động "Automatic" áp dụng bảo hành quốc tế lên đến 5 năm.

Tuy nhiên, những đồng hồ cơ tự động "Automatic" không có chứng nhận Chronometer (Bộ máy của đồng hồ được kiểm định và chứng nhận theo tiêu chuẩn CHRONOMETER "Đồng hồ chạy chính xác" bởi hiệp hội Contrôle official Suisse des Chronomètres viết tắt là COSC) cơ quan kiểm định chất lượng đồng hồ Thụy Sĩ, sẽ có mức sai số trung bình -1/+11 giây một ngày. Sự chính xác của đồng hồ cơ tự động "Automatic" còn phụ thuộc vào thói quen, cách sử dụng của người đeo và một số yếu tố khách quan khác.

Khi chiếc đồng hồ cơ tự động "Automatic" cửa bạn hoạt động không chính xác, hãy mang đồng hồ đến trung tâm dịch vụ của ĐỒNG HỒ TỐT để kiểm tra. Tại đây, với máy kiểm tra chuyên dụng và kỹ thuật chuyên nghiệp, kỹ thuật viên có thể điều chỉnh đồng hồ hoạt động chính xác trong mức sai số cho phép.

Đúng, hệ thống cửa hàng thuộc ĐỒNG HỒ TỐT là đối tác cấp cao được hãng CITIZEN ủy quyền tại Việt Nam. Các cửa hàng thuộc ĐỒNG HỒ TỐT nằm trong danh sách các cửa hàng ủy quyền chính thức trên website của CITIZEN, xem chứng nhận của hãng  TẠI ĐÂY

Đúng, hệ thống cửa hàng thuộc ĐỒNG HỒ TỐT là đối tác cấp cao được hãng MIDO ủy quyền tại Việt Nam. Các cửa hàng thuộc ĐỒNG HỒ TỐT nằm trong danh sách các cửa hàng ủy quyền chính thức trên website của MIDO, xem chứng nhận của hãng  TẠI ĐÂY

- Đúng, hệ thống cửa hàng thuộc ĐỒNG HỒ TỐT là đối tác cấp cao được hãng TISSOT ủy quyền tại Việt Nam từ năm 2005. Các cửa hàng thuộc ĐỒNG HỒ TỐT nằm trong danh sách các cửa hàng ủy quyền chính thức trên website của TISSOT, xem chứng nhận của hãng  TẠI ĐÂY

- Website: www.donghotot.com.vn đã được hãng đồng hồ TISSOT chứng nhận là website đối tác bán các sản phẩm mang thương hiệu TISSOT, xem chứng nhận của hãng  TẠI ĐÂY

Đúng, hệ thống cửa hàng thuộc ĐỒNG HỒ TỐT là đối tác cấp cao được hãng LONGINES ủy quyền tại Việt Nam. Các cửa hàng thuộc ĐỒNG HỒ TỐT nằm trong danh sách các cửa hàng ủy quyền chính thức trên website của LONGINES, xem chứng nhận của hãng  TẠI ĐÂY

Tại thị trường Việt Nam, các hãng đồng hồ Thụy Sĩ nổi tiếng chỉ ủy quyền cho các Nhà phân phối/Đại lý có cửa hàng hoặc showroom trưng bày và bán sản phẩm theo thiết kế tiêu chuẩn của hãng. Ngoài bán sản phẩm trực tiếp tại cửa hàng, Nhà phân phối/Đại lý ủy quyền chính thức được bán hàng trên website của mình và website này đã được các hãng đồng hồ kiểm tra và chứng nhận. Đa số các hãng đồng hồ Thụy Sĩ không ủy quyền cho đại lý hoặc website chỉ bán hàng online mà không có cửa hàng hoặc showroom trưng bày. Để đảm bảo mua đúng hàng chính hãng, bạn nên kiểm tra tên Nhà phân phối/Đại lý hoặc website bán hàng tại trang website chính thức của hãng đồng hồ định mua.
 
BẠN CÓ THỂ KIỂM TRA
 
Bạn muốn kiểm tra xem ĐỒNG HỒ TỐT có phải là đại lý ủy quyền chính thức của hãng đồng hồ LONGINES không? hãy truy cập vào website LONGINES và nhập tên DONG HO TOT (Viết không dấu) để kiểm tra  TẠI ĐÂY

LƯU Ý QUAN TRỌNG: 
 
Hãng đồng hồ Thụy Sĩ như: LONGINES, TISSOT, MIDO, GUCCI  không có đại lý ủy quyền bán hàng online tại Việt Nam.
Hãng đồng hồ Longines chính thức tăng thời hạn bảo hành quốc tế lên 5 năm, áp dụng cho tất cả đồng hồ máy cơ tự động “Automatic” và chỉ áp dụng bảo hành riêng cho bộ máy của đồng hồ như sau:
 
- Bảo hành 5 năm áp dụng cho tất cả đồng hồ cơ tự động “Automatic” mua sau ngày 01/01/2021.
- Bảo hành 2 năm áp dụng cho tất cả đồng hồ cơ tự động “Automatic” mua trước ngày 01/01/2021.
- Bảo hành 2 năm áp dụng cho tất cả đồng hồ máy pin “Quartz”.
 
NƠI TIẾP NHẬN BẢO HÀNH
 
Sở hữu đồng hồ Longines chính hãng có đủ giấy tờ sổ thẻ bảo hành, chiếc đồng hồ của bạn sẽ được bảo hành theo các qui định trên tại các trung tâm bảo hành của hãng trên toàn cầu, dù bạn mua đồng hồ Longines ở bất kỳ đâu.
 
1. Đến trực tiếp hoặc gửi đồng hồ kèm theo Thẻ bảo hành qua dịch vụ chuyển phát đến ĐỒNG HỒ TỐT.
2. Đến trực tiếp hoặc gửi đồng hồ kèm theo Thẻ bảo hành qua dịch vụ chuyển phát đến Trung tâm bảo hành Longines tại Việt Nam.
3. Khi bạn ra nước ngoài, vui lòng tra cứu các Trung tâm bảo hành của Longines (Tra cứu trên website của Longines TẠI ĐÂY) tìm Trung tâm bảo hành của hãng tại Quốc gia bạn đến, đến trực tiếp hoặc gửi đồng hồ kèm Thẻ bảo hành qua dịch vụ chuyển phát để làm thủ tục bảo hành cho đồng hồ.
 
BẢO HÀNH
 
- Đồng hồ Longines chính hãng sẽ được bảo hành theo các quy định sau:
- Bảo hành miễn phí cho các hư hỏng về máy và linh kiện bên trong của đồng hồ khi được xác định là do lỗi của nhà sản xuất.
- Chỉ bảo hành thay mới cho những linh kiện bên trong đồng hồ. Không thay thế hoặc đổi bằng một chiếc đồng hồ khác.
 
KHÔNG BẢO HÀNH
 
- Hãng Longines sẽ không bảo hành về tuổi thọ Pin đồng hồ, thông thường Pin đồng hồ sẽ có tuổi thọ trung bình là 2 năm. (Riêng bộ sưu tập Longines Conquest V.H.P. có tuổi thọ Pin lên đến 5 năm).
- Longines không bảo hành cho phần bên ngoài đồng hồ như: vỏ máy,  kính trầy xước, khóa, dây bị hỏng do sử dụng không đúng cách. Ví dụ như: vết hằn, trầy xước, nứt vỡ kính, đeo đồng hồ khi tắm nước nóng, khi xông hơi…
- Không bảo hành cho đồng hồ Longines đã sửa chữa tại nơi không phải là trung tâm bảo hành được hãng ủy quyền chính thức hoặc Khách hàng tự ý sửa chữa v.v.
 
LƯU Ý QUAN TRỌNG:
 
Ngoài chính sách bảo hành tiêu chuẩn của các hãng đồng hồ, tại ĐỒNG HỒ TỐT chúng tôi áp dụng chính sách bảo hành mở rộng và dịch vụ hậu mãi miễn phí như sau:
 
+ Trong thời gian 06 tháng kể từ ngày mua nếu dây da nguyên bản chính hãng kèm theo đồng hồ bị hỏng, chúng tôi sẽ gửi tặng 01 bộ dây da mới nhãn hiệu ROCHET trị giá 500.000đ (Áp dụng khi mua bất kỳ đồng hồ dây đeo bằng da).
+ Đồng hồ Automatic (đồng hồ máy cơ tự động) được miễn phí lau dầu, bảo dưỡng trọn đời và không hạn chế số lần.
+ Đồng hồ Quartz (đồng hồ máy sử dụng Pin) được miễn phí thay Pin trọn đời và không hạn chế số lần (không áp dụng với đồng hồ sử dụng Pin năng lượng, Pin Eco-Drive).
+ Miễn phí vệ sinh vỏ đồng hồ, dây đeo đồng hồ (dây kim loại) trọn đời và không hạn chế số lần.
+ Giảm 10% phí linh kiện thay thế.
+ Miễn phí giao nhận đồng hồ bảo hành toàn quốc.
Chiếc đồng hồ bạn mua tại hệ thống ĐỒNG HỒ TỐT (Mua trực tiếp tại cửa hàng hoặc mua Online) đều là hàng chính hãng 100%, tất cả đồng hồ được áp dụng chính sách bảo hành theo qui định của từng hãng đồng hồ bao gồm bảo hành quốc tế. Bạn có thể chọn những cách sau để yêu cầu bảo hành cho đồng hồ:
 
NƠI TIẾP NHẬN BẢO HÀNH
 
1. Đến trực tiếp hoặc gửi đồng hồ kèm theo Thẻ bảo hành qua dịch vụ chuyển phát đến ĐỒNG HỒ TỐT.
2. Đến trực tiếp hoặc gửi đồng hồ kèm theo Thẻ bảo hành qua dịch vụ chuyển phát đến Trung tâm bảo hành của hãng tại Việt Nam.
3. Khi bạn ra nước ngoài, vui lòng tra cứu các Trung tâm bảo hành của hãng (Tra cứu trên website của hãng đồng hồ) tìm Trung tâm bảo hành của hãng tại Quốc gia bạn đến, đến trực tiếp hoặc gửi đồng hồ kèm Thẻ bảo hành qua dịch vụ chuyển phát để làm thủ tục bảo hành cho đồng hồ.
 
Tất cả đồng hồ được bảo hành về phần bộ máy bên trong đồng hồ, thời gian bảo hành theo qui định của từng hãng đồng hồ được ghi trên Thẻ bảo hành (Có nghĩa là ngoài phần bộ máy bên trong đồng hồ các bộ phận khác không áp dụng bảo hành như: vỏ, dây đeo, mặt kính). Đồng hồ hết hạn bảo hành khi Khách hàng yêu cầu sửa chữa, thay thế linh kiện sẽ áp dụng thu phí dịch vụ với sự đồng ý của Khách hàng.
 
LƯU Ý QUAN TRỌNG:
 
Ngoài chính sách bảo hành tiêu chuẩn của các hãng đồng hồ, tại ĐỒNG HỒ TỐT chúng tôi áp dụng chính sách bảo hành mở rộng và dịch vụ hậu mãi miễn phí như sau:
+ Trong thời gian 06 tháng kể từ ngày mua nếu dây da nguyên bản chính hãng kèm theo đồng hồ bị hỏng, chúng tôi sẽ gửi tặng 01 bộ dây da mới nhãn hiệu ROCHET trị giá 500.000đ (không áp dụng với đồng hồ giảm giá đặc biệt).
+ Đồng hồ Automatic (đồng hồ máy cơ tự động) được miễn phí lau dầu, bảo dưỡng trọn đời và không hạn chế số lần.
+ Đồng hồ Quartz (đồng hồ máy sử dụng Pin) được miễn phí thay Pin trọn đời và không hạn chế số lần (không áp dụng với đồng hồ sử dụng Pin năng lượng, Pin Eco-Drive).
+ Miễn phí vệ sinh vỏ đồng hồ, dây đeo đồng hồ (dây kim loại) trọn đời và không hạn chế số lần.
+ Giảm 10% phí linh kiện thay thế.
+ Miễn phí giao nhận đồng hồ bảo hành toàn quốc.

Lợi ích khi một chiếc đồng hồ được gắn nhãn "Swiss Made" là quá rõ ràng. Người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cho chiếc đồng hồ đó cao hơn 20% những đồng hồ cùng thiết kế khác. Qua đó, ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ cũng mang về hàng tỉ franc mỗi năm.

Tuy nhiên, không phải đồng hồ nào ở Thụy Sĩ cũng có vinh hạnh được gắn nhãn "Swiss Made". Theo quy định của chính phủ Thụy Sĩ,  một chiếc đồng hồ được coi là hàng Thụy Sĩ khi bộ máy của nó thoả mãn các điều kiện như: 60% thành phần máy phải do Thụy Sĩ sản xuất, tối thiểu 50% các linh kiện lắp ráp do Thụy Sĩ chế tạo, việc đóng máy diễn ra tại Thụy Sĩ và nhà sản xuất tiến hành kiểm tra sản phẩm lần cuối tại Thụy Sĩ. Ngoài ra, ít nhất 60% chi phí sản xuất phải được tiến hành ở Thụy Sĩ. Chi phí này bao gồm thù lao lắp ráp, nghiên cứu và phát triển, giấy chứng nhận chất lượng theo quy định của pháp luật. Thêm vào đó, ít nhất một quá trình sản xuất thiết yếu phải được thực hiện ở Thụy Sĩ.

Trước đây, các đồng hồ "Swiss Made" cần có tỷ lệ nội địa hoá là 50%. Tuy nhiên, tỷ lệ này theo quy định mới đã được nâng lên thành 60%. Thay đổi mới đó là nhằm loại bỏ tình trạng nhiều doanh nghiệp không đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn sản xuất, lý tưởng đạo đức và cố tình sử dụng các mánh lới để sản phẩm của họ được gắn nhãn hiệu "Swiss Made".

Hơn nữa, nếu giữ nguyên quy định 50% thành phần máy là do Thụy Sĩ thực hiện thì các nhà sản xuất sẽ rất dễ tìm cách gian lận. Họ sẽ mua những bộ phận đắt tiền nhất (lò xo, đồ trang sức, bánh xe cân bằng) ở Thụy Sĩ và sau đó mua tất cả các linh kiện khác (mặt đồng hồ, dây cài, nắp đồng hồ) từ một nguồn giá rẻ. Họ làm như vậy bởi vì người mua luôn sẵn lòng trả thêm 20% giá bán cho các đồng hồ mang nhãn hiệu "Swiss Made", do đó, họ sẽ bỏ ra chi phí ít hơn nhưng thu về số lãi cao hơn.

Qua việc đưa những tiêu chuẩn trên vào luật, Thụy Sĩ không chỉ muốn các doanh nghiệp nâng cao chất lượng những chiếc đồng hồ của họ mà còn tìm cách bảo vệ thương hiệu quốc gia cho tất cả các sản phẩm được gắn mác "Swiss Made". 

Nếu chiếc đồng hồ cơ học "Automatic" hoạt động không chính xác mặc dù không bị va chạm mạnh, nguyên nhân có thể là một trong những vấn đề thường gặp nhất: Đồng hồ bị nhiễm từ tính. Nguyên nhân chính của sự nhiễm từ là do các động cơ điện (nhất là đồ chơi trẻ em), loa hi-fi, máy photocopy, tủ lạnh, radio và tia x-quang. Đồng hồ Quartz "Chạy Pin" ít bị nhiễm từ trường và không nên được khử từ do chúng có chứa các vi mạch điện tử.

Những chiếc đồng hồ với các bộ phận cơ học có những thành phần rất tinh vi đặt gần nhau và hoạt động trong môi trường không có từ trường. Nếu chỉ một phần của cơ cấu bị nhiễm từ, những phần khác sẽ bị ảnh hưởng theo và gây hại cho đồng hồ. Nguyên nhân khá phổ biến là do người sử dụng khi cởi đồng hồ ra vào ban đêm thường để đồng hồ ngay cạch các thiết bị điện tử có sóng từ tường mạnh. Theo thời gian từ trường phát ra từ các thiết bị điện tử sẽ nhiễm vào các chi tiết của đồng hồ, bộ máy của đồng hồ sẽ làm việc không còn chính xác tùy theo độ nhiễm từ, nặng hay nhẹ.

Việc sửa chữa hay còn gọi là khử từ khá đơn giản, tại trung tâm dịch vụ của ĐỒNG HỒ TỐT kỹ thuật viên sẽ đặt đồng hồ trong một bộ khử từ cho đến khi từ tính trong đồng hồ được khử đi hết. Một chiếc đồng hồ, một bộ phận, hay một công cụ phải được khử từ tính ba chiều để khử hết từ một cách hiệu quả. Khi thấy đồng hồ cơ "Automatic" của bạn hoạt động không chính xác, bạn nên đến trung tâm dịch vụ của chúng tôi để kiểm tra xem đồng hồ có bị nhiễm từ không? hay do hư hỏng các bộ phận khác.

Tachymeter là một dụng cụ đo tốc độ. Đó là chức năng Chronograph với một mặt số được chia độ mà tại đó tốc độ có thể được biểu hiện là km/h trên khoảng cách 1000 m. Đọc kết quả đo trên thang Tachymeter như thế nào: Chỉ có kim giây trung tâm của chức năng Chronograph được sử dụng. Để đo cho một khoảng thời gian dài hơn, sự biểu hiện của bộ đếm thời gian (phút và giờ).

- Tachymeter là một dụng cụ đo tốc độ. Đó là chức năng chronograph với một mặt số được chia độ mà tại đó tốc độ có thể được biểu hiện là km/h trên khoảng cách 1000 m.

- Đọc kết quả đo trên thang Tachymeter như thế nào: Chỉ có kim giây trung tâm của chức năng Chronograph được sử dụng. Để đo cho một khoảng thời gian dài hơn, sự biểu hiện của bộ đếm thời gian (phút và giờ).

Đồng hồ được tích hợp chức năng Annual Calendar "Lịch hàng năm".  Đây là một chức năng phức tạp của đồng hồ cơ khí Automatic. Nó tự động điều chỉnh các tháng có 30 ngày và 31 ngày trong năm, người sử dụng chỉ phải chỉnh lịch ngày của chiếc đồng hồ này duy nhất một lần trong năm vào ngày cuối cùng của tháng 2 (chuyển từ ngày 29/2 sang ngày 1/3). Những đồng hồ không có chức năng Annual Calendar "Lịch hàng năm", mỗi tháng người sử dụng phải chỉnh lịch ngày của đồng hồ một lần khi nó sang tháng mới.

- Đồng hồ điện tử là đồng hồ được làm bằng máy, có Pin và IC. - Nguyên lí hoạt động : đồng hồ chạy được nhò Pin 1,55V tác động lên IC, IC tác động lên đá Thạch anh, làm cho đá Thạch anh dao động ở 32768 hec/giây, tác động lên IC, IC chia nhỏ dao động thành 1 xung/giây (đối với đồng hồ 3 kim) nghĩa là cứ 1xung/giây thì môtô bước hoạt động 1 lần => chính vì vậy đồng hồ điện tử càng nhiều chúc năng thì càng sử dụng tốn nhiều pin hơn.

- Như vậy đồng hồ điện tử cùng lắp 1 viên pin thì đồng hồ điện tử 2 kim chạy được lâu hơn đồng hồ điện tử 3 kim.

Đồng hồ cơ Automatic không có chức năng tự động đổi ngày. Nghĩa là tháng 2 có 28 ngày hoặc những tháng chỉ có 30 ngày thì người dùng phải tự chỉnh lại lịch cho chính xác (đồng hồ cơ Automatic luôn mặc định 1 tháng có 31 ngày). Chức năng tự động chỉnh lịch chỉ có ở đồng hồ điện tử Quartz, gọi là "Perpetual Calendar". Trong đồng hồ có IC nhớ, sau khi cài đặt thời gian và ngày tháng, đồng hồ sẽ tự nhận biết tháng 30 ngày hoặc 31 ngày. Thậm chí với bộ nhớ thông minh nó có thể biết năm nhuận tháng 2 có 29 ngày hoặc chỉ là 28 ngày như bình thường.

- Chân kính : (Jewel) Đá quý, có độ bền cao và được sử dụng để chống mài mòn bộ cơ của đồng hồ. Chân kính thường là bằng đá quý đã được gia công, tức là đã được tiện, cắt gọt, đánh bóng, khoan lỗ, khoét trũng,..., hay đã được lắp vào thân máy . Chân kính đồng hồ thường có kích thước rất nhỏ, đường kính hiếm khi quá 2mm và độ dày không quá 0,5mm.

- Các loại đá quý chính được sử dụng trong đồng hồ là rubi (hồng ngọc), saphia (lam ngọc) và grônat (ngọc hồng lịu) (tự nhiên hay nhân tạo), đôi khi bằng kim cương. Trong các loại đồng hồ rẻ tiền, đôi khi người ta dùng thuỷ tinh giả ngọc hay thay chân kính bằng vỏ bọc kim loại (chân kính đồng).

- Chân kính mang tên bộ phận động mà nó bảo vệ, theo đó người ta phân biệt chân kính bánh xe trục giữa, bánh xe chuyền, bánh xe gai, chân kính ngựa, vành tóc... ổ chân trục bánh xe thường là chân kính khoan lỗ hoặc bọc thêm một chân kính không khoan lỗ đỡ lấy đầu trục.. Có những ổ có chân kính khoét lỗ hình chóp.

- Ngoài những chân kính tròn làm ổ đỡ chân trục, những đồng hồ có ngựa hình mỏ neo còn có 3 chân kính đặc biệt : hai chân kính dẹt (cắt vát gắn ở hai đầu ngựa) và một chân kính lá trang (hình bán nguyệt) hay hình ê líp (Đá ở phần này thường nửa tròn hoặc tam giác làm ổ đỡ chân trục).

- Chân kính được lắp bằng cách ghép giống như nạm ngọc vào mặt nhẫn. Một chiếc đồng hồ tốt sẽ chạy đúng giờ và không dễ bị hư, nếu mở một chiếc đồng hồ ra, bạn sẽ thấy cấu trúc bên trong của một chiếc đồng hồ rất phức tạp. Nó có nhiều phần lớn nhỏ khác nhau đủ loại. Một chiếc đồng hồ có khoảng 211 bộ phận. Trong số các bộ phân này có một bánh xe nhỏ luôn luôn chuyển động. Dọc theo bánh xe này có một sợi dây kim loại giống như cọng tóc được gọi là dây cót. Khi ta lên dây, đồng hồ bắt đầu kêu tích tắc. Dây cót giữ lại lực lên dây đồng hồ và làm cho đồng hồ chạy. Ngoài bánh xe này ra, cũng có nhiều bánh xe khác luôn quay tròn. Những bánh xe này làm quay kim chỉ giờ, phút, giây. Những trục của các bánh xe này tì lên những trục trụ. Khi các bánh xe quay tạo ra sự ma sát này, các trục trụ có thể mau bị mòn và đồng hồ sẽ chạy không chính xác, người ta dùng những mẫu vật liệu nhỏ rất cứng nhưng rất mịn làm trục trụ. Những mẩu vật liệu nhỏ này gọi là chân kính, chúng được làm bằng những loại đá cứng gần như kim cương. Những trục bánh xe xoay quanh trục chính này và không bị ma sát nhiều. Vì độ cứng của chúng nên các chân kính không bị mòn và đồng hồ không dễ dàng bị hư. Do đó, các chân kính được sử dụng để làm tăng tuổi thọ của chiếc đồng hồ.

1. Đồng hồ có 2 kim (Giờ/Phút) và đồng hồ 3 kim (Giờ/Phút/Giây): kéo nhẹ nút điều chỉnh ra 1 nấc để chỉnh giờ phút

2. Đồng hồ có 2 kim 1 lịch (Giờ/Phút/Ngày) và đồng hồ có 3 kim 1 lịch (Giờ/Phút/Giây/Lịch ngày): có 2 nấc chỉnh, kéo nhẹ nút điều chỉnh ra nấc đầu tiên để chỉnh ngày (chỉ có thể chỉnh được 1 chiều, nếu cố vặn chiều còn lại có thể bị gãy lịch) và kéo tiếp ra nấc thứ 2 để chỉnh giờ phút.

3. Đồng hồ có 6 kim 1 lịch và 3 nút điều chỉnh bên cạch:

- Đồng hồ chạy Pin (Quartz): Nút điều chỉnh nằm ở giữa có 2 nấc chỉnh, kéo nhẹ nấc đầu tiên ra để chỉnh ngày, tiếp đến nấc thứ 2 để chỉnh giờ và phút. Nút trên để cho chạy/dừng chức năng bấm giờ thể thao (chronograph). Khi nút trên đang dừng (chức năng bấm giờ chronograph đang dừng) bấm nút dưới để đưa 2 kim về vị trí ban đầu số 12 giờ và đặt lại từ đầu.

- Đồng hồ tự động (Automatic): Thông thường nút giữa chỉnh ngày và giờ, các nút bên hông chỉnh thứ tháng năm

- Lưu ý: một số dòng đồng hồ cao cấp nút điều chỉnh không kéo ra ngay được mà phải xoay vặn (theo chiều ngược kim đồng hồ) để mở nút điều chỉnh, sau đó mới kéo nhẹ ra các nấc cần điều chỉnh. Sau khi điều chỉnh xong phải cho nút điều chỉnh về vị trí ban đầu, ấn nút điều chỉnh vào đồng thời xoay vặn (theo chiều kim đồng hồ) đóng chặt nút điều chỉnh để tránh nước bị thẩm thấu vào máy của đồng hồ.

4. Đồng hồ có lịch ngày: nhiều khách hàng thường hay thắc mắc tại sao hiện tại đang là ngày hôm nay mà lịch đã nhảy sang ngày hôm sau, hay tại sao đến 12h00 trưa lịch lại nhảy ngày mà không phải là sau 24h00 mới nhảy sang ngày mới. Đó là do các bạn để giờ đồng hồ không đúng với giờ ngoài đời thực. Điều chỉnh lại lịch nhảy đúng theo thời gian bằng cách kéo nút điều chỉnh ra nấc chỉnh giờ, xoay kim giờ đúng 1 vòng, sau đó lấy lại lịch ngày thì từ đó về sau lịch sẽ nhảy sang ngày mới đúng theo thời gian.

5. Đồng hồ có 6 kim kèm theo chức năng bấm giờ thể thao (chronograph): nhiều bạn hay thắc mắc tại sao kim giây của đồng hồ không chạy trong khi kim giờ và kim phút vẫn chạy bình thường. Lý do là kim giây là kim giây của chức năng bấm giờ thể thao (chronograph) chứ không phải kim giây của đồng hồ. Kim giây này chỉ chạy khi bấm chức năng bấm giờ thể thao (chronograph), và chỉ có thể chạy trong một khoảng  thời gian nhất định chứ không  thể chạy liên tục mãi (để hạn chế hao Pin đồng hồ). Nếu bạn muốn kim giây (chronograph) chạy lại các bạn chỉ cần bấm nút reset và bấm chạy lại 

Sở hữu được một món đồ trang sức kim cương là niềm tự hào của không ít người, nhưng không phải ai cũng hiểu và nắm rõ các phương pháp bảo quản sao cho món đồ trang sức đó giữ được vẻ đẹp sáng bóng, bền lâu qua thời gian. Sau đây là một số lưu ý khi sử dụng đồng hồ đính kim cương:

- Mặc dù kim cương có độ cứng cao nhưng độ giòn lại chỉ ở mức tương đối (do cấu trúc tinh thể của kim cương ) nên tránh va đập mạnh đồng hồ đính kim cương với các vật liệu cứng khác, tránh bị sứt mẻ hoặc bị vỡ.

- Không nên đeo đồng hồ đính kim cương trong khi làm việc trong nhà bếp vì kim cương có đặc tính hút dầu mỡ. Dầu mỡ bám vào kim cương sẽ làm cho viên kim cương bị mờ, ảnh hưởng tới độ phát sáng của kim cương.

- Không nên đeo đồng hồ đính kim cương khi làm việc trong các môi trường nhiều hoá chất hoặc bụi bẩn. Tránh để đồng hồ đính kim cương bạn đeo bị tác động bởi các yếu tố môi trường.

- Nên để đồng hồ đính kim cương riêng với các trang sức khác và kiểm tra thường xuyên xem kim cương có bị lỏng. Nếu có dấu hiệu này cần tới thợ kim hoàn ngay để khắc phục, tránh tình trạng bị rơi kim cương trong khi đeo mà không biết.

Một số phương pháp làm sạch khi trang sức kim cương bị bẩn:

Trường hợp đồng hồ đính kim cương sử dụng lâu bị bẩn nhiều, cách tốt nhất là bạn nên đem đến những nơi có uy tín để làm sạch, tân trang lại. Bởi đồng hồ đính kim cương là sản phẩm đắt tiền, có giá trị lớn. Hoặc bạn có thể tham khảo một số cách đơn giản sau:

Nếu đồng hồ đính kim cương bị bẩn nhưng không nhiều: Bạn có thể chỉ cần rửa bằng nước sạch, sau đó lau khô bằng khăn mềm (Chỉ thực hiện với đồng hồ dây kim loại và phải đóng chặt núm điều chỉnh trước khi làm), còn đồng hồ dây da thì nên tháo dây da ra khỏi đồng hồ trước khi thực hiện.

Nếu đồng hồ đính kim cương bị bẩn nhiều: Bạn có thể dùng thêm một chút nước rửa bát hoà vào nước sạch, cọ nhẹ bằng bàn chải đánh răng, sau đó xối dưới vòi nước sạch rồi lau khô bằng khăn mềm (Chỉ thực hiện với đồng hồ dây kim loại và phải đóng chặt núm điều chỉnh trước khi làm), còn đồng hồ dây da thì nên tháo dây da ra khỏi đồng hồ trước khi thực hiện.

Hiện nay, có rất nhiều thương hiệu đồng hồ được ra đời và sản xuất ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, thương hiệu đồng hồ Thuỵ sĩ và công nghệ sản xuất đồng hồ Thuỵ Sỹ vẫn là uy tín và danh giá nhất. Chính vì vậy, mặc dù có nhiều thương hiệu đồng hồ không phải ở tại Thuỵ sỹ nhưng vẫn được đóng dấu Swiss Movement ở mặt số hoặc đắy. Tuy nhiên thương hiệu đó phải đảm bảo quy định sau:

1. Có 70% chi tiết của bộ máy được sản xuất tại Thuỵ sỹ.

2. Máy phải được lắp ráp tại Thuỵ Sỹ.

3. Máy phải được kiểm tra chất lượng tại Thuỵ Sỹ

Nhận diện bề ngoài của Chronograph:

Các nút bấm thường được bố trí ở bên phải thân đồng hồ (do người ta hay đeo đồng hồ trên tay trái cho nên cách bố trí nút bấm như vậy giúp họ có thể thao tác chronograph ngay cả khi đang đeo). Một núm xoay ở vị trí 3 giờ dùng để điều chỉnh thời gian (giờ, phút, giây, ngày tháng) tiêu chuẩn hoặc để lên giây cót. Nút bấm ở vị trí 2 giờ dùng để bắt đầu phép đo (start) và dừng phép đo (stop) Nút bấm ở vị trí 4 giờ dùng để thiết lập phép đo mới (reset). Thiết kế mặt số của một chiếc chronograph phụ thuộc vào số thang đo chronograph, có thể 2, 3 hoặc thậm chí 4 thang đo và vị trí của chúng cũng khác nhau. Tuy nhiên thông thường đối với một chiếc đồng hồ 3 thang đo chronograph sẽ được bố trí như sau:

Thang đo 30s hoặc 60 giây ở vị trí 3 giờ

Thang đo 30 phút hoặc 60 phút nằm ở vị trí 9 giờ

Thang đo 12 giờ nằm ở vị trí 6 giờ

Một chiếc kim giây trung tâm của chronograph sẽ cho biết chức năng chronograph này đang hoạt động.

Đồng hồ có chức năng Chronograph chia làm 3 loại chính:

1. Double Chronograph

Đây là loại Chronograph kép gồm hai kim giây đặt chồng lên nhau và để đo hai sự kiện độc lập cùng một lúc. Những chiếc đồng hồ này thường có thêm một nút bấm khác đặt ở vị trí 8 hoặc 10 giờ để reset hai kim về vị trí 0. Double Chronograph được phát minh vào thế kỷ 19 bởi Adolphe Nicole và nó đã được thu nhỏ để lắp vừa bên trong thân của một chiếc đồng hồ đeo tay năm 1930.

2. Fly-back Chronograph

Là một chức năng phức tạp được bắt nguồn từ yêu cầu sử dụng của một số đối tượng đặc biệt như phi công hoặc các tay đua xe hơi công thức 1. Một chiếc Fly-back cũng có hai nút bấm chronograph tại vị trí 2 và 4 giờ nhưng điểm khác biệt của flyback là chức năng Chronograph được thực hiện toàn bộ bằng một nút bấm ở vị trí 4 giờ (start, stop và reset). Tất nhiên nó vẫn có thể hoạt động như những chiếc chronograph bình thường khác.

3. Chronograph Monopusher

Đây là loại đồng hồ Chronograph cũng khá đặc biệt, nó chỉ sử dụng một nút bấm (có thể ở vị trí 8 hoặc 10 giờ) để thao tác toàn bộ chronograph. Loại này về mặt nào đó tương tự như fly-back chronograph.

Cách sử dụng chức năng Chronograph:

Trước khi thực hiện phép đo giờ ở đồng hồ bấm giờ Chonograph người sử dụng cần phải bấm nút reset và quy các kim giây trung tâm và các kim ở các thang đo phụ về điểm 0, sau đó bấm nút start để bắt đầu phép đo, bạn sẽ nhận thấy chức năng này làm việc nhờ chiếc kim giây trung tâm quay. Khi muốn dừng phép đo thì bấm một lần nữa vào nút bấm ở vị trí 2 giờ. Nếu muốn tiếp tục phép đo bấm thêm một lần nữa vào nút vị trí 2 giờ. Khi hoàn thành phép đo cần ấn nút reset để đưa tất cả các thang đo về vị trí ban đầu.

- Sapphire nguyên khối: Đây là loại tốt nhất trong các loại kính Sapphire, nếu chiếc đồng hồ lắp kính Sapphire này bạn sẽ thấy lấp lánh 7 màu khi đưa ra ánh sang. Thông thường những đồng hồ chính hãng mới lắp kính này. Đồng hồ có mặt kính được làm từ đá Sapphire nguyên khối thì giá rất đắt, có thể tính bằng tiền chục triệu, thậm trí là cả trăm triệu. Thường chỉ lắp cho các loại đồng hồ "Cao Cấp". Kính Sapphire nguyên khối thì có độ cứng lên đến 9 điểm, chỉ thua mỗi kim cương là 10 điểm). Kính này có độ chống xước cực tốt, có thể mài được bê tông mà không hề xước.

- Từ những ưu điểm và nhược điềm của kính sapphire các nhà khoa học chế ra loại kính được gọi là kính khoáng chất (Mineral Glass) tận dụng được 01 ưu điểm của kính Sapphire là không trầy và khắc phục 01 yếu điểm của Sapphire là giòn. Nhưng kính Mineral lại thua khi so sánh về độ cứng so với kính Sapphire.

- Thực tế cho thấy kính khoáng chất có độ cứng rất cao nên hạn chế trầy xước và không bị vỡ (bể) khi va chạm vô tình. Kính khoáng chất rất ít khi bị trầy, nhưng dù cho có trầy xước thì đánh bóng lại bề mặt là sáng đẹp như mới.

- Chính từ những ưu điểm trên, ngày nay các hãng đồng hồ thường lắp kính khoáng chất với hơn 80% lượng đồng hồ sản xuất và những người hiểu về đồng hồ luôn chọn.

Đối với đồng hồ điện (Quartz) viên Pin lắp trong đồng hồ thường dùng được từ 2 năm rưỡi đến 3 năm. Tuy nhiên, trong khi sản xuất bộ máy của đồng hồ, nhà sản xuất đã lắp Pin cho máy làm việc để kiểm tra hoạt động của nó, vì như vậy sẽ tốt hơn cho máy đồng hồ, dầu mỡ và các chi tiết chạy trơn chu hơn. Sau đó, máy mới đước lắp ráp với các phần khác của đồng hồ như mặt số, vỏ, dây… rồi qua bộ phận đóng gói, lưu kho, phân phối đi các đại lý bán lẻ có khi lúc bạn mua đồng hồ đã được gắn Pin trước cả năm…hoặc hơn. Chính vì vậy, tuổi thọ của Pin không thể tính từ thời điểm mua từ cửa hàng mà phải tính từ khi sản xuất chế tạo.

Nếu đồng hồ của bạn hết Pin, bạn nên mang qua một trong các cửa hàng của ĐỒNG HỒ TỐT chúng tôi sẽ thay Pin mới và kiểm tra hoạt động của đồng hồ. Với loại Pin và các trang thiết bị theo tiêu chuẩn của hãng cùng với kỹ thuật viên tay nghề cao, được đào tạo chuyên nghiệp chắc chắn sẽ chăm lo cho chiếc đồng hồ của bạn hoạt động tốt nhất.

Lưu ý quan trọng: Tất cả đồng hồ mua tại hệ thống cửa hàng ĐỒNG HỒ TỐT được thay Pin miễn phí trọn đời và không hạn chế số lần (không áp dụng với đồng hồ sử dụng Pin năng lượng, Pin Eco-Drive).

Khi lau dầu bảo dưỡng đồng hồ, kỹ thuật viên phải hoàn thành các công đoạn sửa chữa và kiểm tra theo tiêu chuẩn Quốc tế như sau:

- Lau dầu toàn bộ máy móc bên trong bằng máy lau dầu tự động Elma 90 qua 4 công đoạn: tẩy, rửa, làm sạch và sấy khô. - Lắp ráp và kiểm tra lại trên máy Witschi Newtech Handy. Các chỉ số kỹ thuật của Bộ điều hoà, Bộ chỉnh động, Bộ truyền động và động lực phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn cho phép mới được lắp vào vỏ.

- Trước khi lắp máy vào vỏ, toàn bộ vỏ dây phải đựơc làm bóng và làm sạch bằng máy siêu âm Elma 1001955. - Sau khi lắp vào vỏ đồng hồ sẽ được đưa vào máy kiểm tra nước bằng áp suất Witschi ACL 2000 với 2 công đoạn hút chân không và nén áp suất để kiểm tra độ chịu nước của đáy, kính, núm …Bất kể 1 thông số nào không đạt tiêu chuẩn đều phải quay lại để kỹ thuật viên kiểm tra rồi mới được trao trả cho khách. Ngoài ra, kỹ thuật viên còn phải kiểm tra các chi tết khác của bộ máy cũng như phần bên ngoài như vỏ, mặt số, kính.. về tuổi thọ, độ bền,… để tư vấn cho khách hàng.

Nếu đồng hồ lâu ngày không được bảo dưỡng sẽ gây ra những hiện tượng hay chết vặt như bạn đã biết. Không những thế, đồng hồ có thể bị nước vào trong quá trình sử dụng do các gioăng cao su bị lão hoá theo thời gian gây ra hỏng máy hoặc chi tiết khác, chi phí sửa chữa lúc này sẽ lớn hơn rất nhiều. Vì vậy bạn nên lau dầu “bảo dưỡng” để chiếc đồng hồ của bạn luôn chạy tốt.

Khi tắm biển, cát và nước muối sẽ chui vào các khe gioăng ở kính, đắy và đặc biệt là núm. Khi nước biển khô đi ,muối và cát biển còn đọng lại trong núm làm cộm gioăng dẫn đến tạo khe hở lớn cho nước vào đồng hồ. Vì vậy, không nên đeo đồng hồ khi tắm biển, nếu có đeo thì phải tráng rửa lại bằng nước ấm với xà-phòng ngay sau khi tắm biển. Trường hợp, trong khi tắm biển mà thấy đồng hồ có hiện tượng nước vào phải kịp thời mang đến nơi sửa chữa gần nhất để tháo và xì khô nước biển. Với tác dụng muối ăn mòn của nước biển, chỉ cần để sang ngày thứ hai là hỏng toàn bộ máy.

Việc thay một viên Pin đồng hồ tưởng như đơn giản nhưng thật ra cần phải có kinh nghiệm và kỹ thuật lành nghề thì mới không xảy ra sự cố cho đồng hồ của bạn. Trong cái núm chỉnh giờ và nắp đáy phía sau đồng hồ đều có ron cao su chống nước, sau quá trình sử dụng do nhiệt độ thời tiết và thời gian đã làm các ron này bị chai cứng không còn tính đàn hồi nên khi thay pin các thợ đồng hồ sẽ nhận biết điều này (nếu người thợ thiếu kinh nghiệm không làm điều này thì vào nước) và thay thế cho bạn ron cao su mới, bôi mỡ giữ cho ron có độ bền cao, và làm vệ sinh sạch sẽ. Tuy nhiên phải thay đúng loại Pin, nếu thay bằng loại khác dầy quá sẽ không ép sát nắp đáy vào được hoặc hư máy, còn nếu pin mỏng hơn thì tiếp súc pin không tốt làm đồng hồ chạy sai giờ. Nếu người thợ tuân thủ đúng những điều nêu trên thì đồng hồ của bạn sẽ sử dụng như trước đây và không hề bị vào nước.

Khi đồng hồ bị thấm nước và bạn nhìn thấy hơi nước ngưng đọng trên mặt kính của đồng hồ ở mức lấm tấm hơi sương. Hãy dùng vài lớp giấy vệ sinh hoặc khăn vải khô có tính hút ẩm cao bọc kín chiếc đồng hồ lại, sau đó bạn đem đặt dưới một bóng đèn bàn (Đèn sợi đốt là tốt nhất) cách một khoảng từ 5 đến 10cm, sau đó bật đèn khoảng nửa giờ, nước trong đồng hồ sẽ bị làm bốc hơi và hút sạch bởi giấy hoặc khăn vải. Một cách khác là quay ngược mặt có số vào trong, còn mặt nắp ra ngoài, đeo ngược trên cổ tay, khoảng 2 tiếng sau hơi nước sẽ thoát hết ra ngoài. Nếu làm theo cách trên mà hơi nước vẫn không hết, bạn nên mang ngay đồng hồ tới Trung tâm bảo hành hoặc Đại lý chính hãng để kỹ thuật viên xử lý vì nếu để lâu hơi nước sẽ làm hư hại bộ máy của đồng hồ.

Không nên chỉnh Lịch của đồng hồ trong khoảng thời gian từ 21h – 2h. Do tới 12 đêm Lịch sẽ tự nhảy, nhưng bộ phận nhảy Lịch vẫn duy trì trạng thái làm việc trong khoảng thời gian trên, sau 2h giờ bộ phận nhảy Lịch mới trở lại bình thường được. Chính vì thế, nếu điều chỉnh Lịch vào khoảng thời gian này sẽ ảnh hưởng đến các linh kiện bên và dễ làm hỏng bộ phận Lịch. Với các loại đồng hồ Thời trang có 2 ô Lịch, khi chỉnh giờ tốt nhất là không nên quay ngược kim để tránh bị hỏng bộ phận nhảy Lịch, vì lò xo của bộ phận Lịch khi đã hỏng thì rất khó sửa.

Eco-Drive là công nghệ mới, rất tiên tiến được hãng đồng hồ danh tiếng Citizen đăng ký sở hữu trí tuệ. Đồng hồ có bộ máy Eco-Drive chạy hoàn toàn vào năng lượng được tạo bởi ánh sáng từ bất kỳ (Điều này có nghĩa là cứ hễ có ánh sáng là có năng lượng). Bằng cách sử dụng cơ chế một bảng điều khiển năng lượng mặt trời và một thiết bị sạc pin, ánh sáng được chuyển thành năng lượng để đảm bảo thực hiện sạc pin bình thường ngay cả trong điều kiện ánh sáng thiếu. Công nghệ tiên tiến trong việc sử dụng ánh sáng, cả tự nhiên và nhân tạo, quyền lực một chiếc đồng hồ đã mang lại cho thực tế một tầm nhìn cuối cùng đó là Eco-Drive, ánh sáng Powered Watch.

Bí mật của Eco-Drive nằm trong viên pin dự trữ. Thiết bị pin này không bị chai và không có yếu tố độc hại như thủy ngân, hoạt động như một hồ chứa để lưu trữ năng lượng chuyển đổi ánh sáng. Công nghệ Eco-Drive sẽ giúp bạn không phải quan tâm tới việc thay Pin cho đồng hồ, không cần lên dây cót, không cần phẩy tay, thay vào đó bộ máy Eco-Drive của đồng hồ sẽ khai thác nguồn ánh sáng bất kỳ và chuyển đổi thành năng lượng giúp cho đồng hồ hoạt động. Khi được nạp đầy, ngay trong bóng tối đồng hồ có thể hoạt động liên tục từ 6 tháng đến 1 năm. Bạn chỉ cần để đồng hồ tiếp xúc với ánh sáng, nó sẽ tự hoạt động, nó là chiếc đồng hồ không mảy may khiến bạn ưu phiền.

Bạn dễ dàng nhận ra được bộ phận Rotating Bezel hay còn gọi là niềng bao bọc quanh mặt kính đồng hồ. Bộ phận niềng này có thể xoay được và chức năng chính của nó là để đo thời gian đã qua, đánh dấu 1 khoảng thời gian nào đó. Những đồng hồ cho thợ lặn (diver watch) có niềng xoay được (xoay một chiều hoặc hai chiều) có đánh dấu số 0-60 phút và thường có dấu mũi tên ngay số 0. Thông thường thì có thể dùng một trong hai cách: Đếm giờ ngược (count down) và đếm giờ xuôi (count up).

Ví dụ 1: mình đi lặn ở một nơi nào đó và bình không khí của mình chỉ có 25 phút, mình dùng niềng xoay của đồng hồ diver watch để biết khi nào gần hết 25 phút để bơi lên mặt nước. Giả sử giờ của đồng hồ là 11:15, mình sẽ vặn (dấu mũi tên ở vị trí số 0) trên niềng tới 11:40; khi kim phút chỉ 11:40 (tức ngay vị trí số 0 trên niềng) thì mình biết 25 phút đã trôi qua (đây là trường hợp count down) Trường hợp đếm xuôi ( count up) thì mình vặn niềng cho vị trí số 0 trên niềng chỉ ngay vào vị trí kim phút, khi 25 phút trôi qua thì kim phút sẽ chỉ ngay vị trí 25 phút trên niềng. Mình có thể dùng cái niềng xoay này cho rất nhiều việc khác để đo thời gian đã trôi qua trong vòng 1 giờ mà không cần dùng tới tính năng chronograph.

Ví dụ 2: khi mình cần căn để nấu hoặc nướng cái gì trong khoảng thời gian nhất định, hoặc trong khoảng thời gian 45 phút mình phải lấy quần áo bỏ vào máy sấy.... và còn rất nhiều ứng dụng khác mà mỗi người sẽ tự sáng tạo ra để sử dụng nó.

Trên đây là 2 cách sử dụng tính năng Rotating Bezel thông thường nhất. Ngoài ra cũng có nhiều loại đồng hồ được thiết kế hiện đại hơn nhằm phục vụ cho những mục đích đòi hỏi sự chính xác cao hơn. Đó là các loại đồng hồ có tính năng Tachymeter.

Một chiếc đồng hồ có tính năng chống vào nước là nhờ vào các O-ring (miếng đệm) được làm từ Cao su, Nylon hoặc Teflon. Ngoài ra, nhiều loại đồng hồ cao cấp còn được trang bị một chất bịt kín có tác dụng cứng lại ngay lập tức khi gặp nước, nhờ vậy mà bịt kín các rãnh làm cho nước không thể nào xuyên qua được. Việc thiết kế, thành phần, cấu tạo của bộ phận chống nước này là bí mật của mỗi hãng khác nhau.

- Chính vì vậy chúng ta hay bắt gặp nhiều loại đồng hồ chuyên dành cho thợ lặn, cũng có loại chỉ chịu được nước ở mức bình thường v.v...Những năm cuối thập niên 60 của thế kỷ trước, người ta đã tranh luận về thuật ngữ "Waterproof" (không thấm nước).

- Người ta cho rằng thuật ngữ không thấm nước là đánh lừa người tiêu dùng và sau này, Ủy ban thương mại liên bang Hoa Kỳ đã thống nhất sử dụng thuật ngữ "Water-resistant" (Chống vào nước) cho đến ngày nay. Có sự tranh cãi đó là vì các lý do sau: Mọi sự kiểm tra sản phẩm ban đầu đều được tiến hành trong điều kiện tiêu chuẩn vì vậy khi đưa sản phẩm ra ngoài thực tế, kết quả sẽ rất khác.

- Thực tế có rất nhiều chiếc đồng hồ được quảng cáo là chịu nước 50 mét, thế nhưng nhà sản xuất vẫn chỉ khuyến khích bạn đi mưa không quá lâu hoặc đừng cố gắng tác động đến tính năng thử nước. Cúng đúng thôi, các miếng đệm O-ring đều có giới hạn của nó và qua thời gian khả năng của chúng cũng kém đi, nếu chúng ta sử dụng đồng hồ không đúng cách và bất cẩn thì đồng hồ vị vào nước hoặc hư hại là điều đương nhiên. Cách tốt nhất để các bạn có thể xem thử đồng hồ của bạn chịu được nước trong điều kiện bình thường bao nhiêu thì bạn nhìn hệ số ATM (Atmosphere) của nó. Thông thường hệ số này được khắc lên mặt sau của đồng hồ. Mỗi ATM sẽ tương đương với 10 mét nước.

Bộ máy tự động "Automatic" của đồng hồ sử dụng công nghệ Powermatic 80. Khi đồng hồ được nạp đầy năng lượng, công nghệ Powermatic 80 sẽ chuyển hóa và tích trữ năng lượng, năng lượng được dự trữ sẽ cung cấp cho bộ máy đồng hồ hoạt động bình thường trong suốt 80 giờ khi người sử dụng không đeo. Khác với đồng hồ Automatic thông thường, với đồng hồ Automatic Powermatic 80 này sẽ cho phép bạn quên đi thời gian trong hơn 3 ngày nếu muốn, và bạn sẽ vẫn đúng giờ để bắt đầu lịch trình làm việc bận rộn của mình ngay sau khoảng thời gian nghỉ ngơi mà không phải bận tâm tới việc chỉnh lại giờ, lấy lại lịch cho đồng hồ.

Giống như xe hơi, đồng hồ cũng luôn cần thay dầu mới. Chúng không cần đến nhiều ga-lông dầu, chỉ cần vài giọt nhỏ với vài vật dụng bôi trơn chuyên dụng. Những giọt này hoạt động với những giá trụ làm từ đá quí (những viên đá hồng ngọc tổng hợp) giúp cho đồng hồ chạy nhịp nhàng càng ít ma sát càng tốt để tận dụng tốt động cơ của bộ truyền lực. Qua thời gian, chất hóa học của dầu sẽ bị khô và sệt lại. Người sử dụng sẽ cảm thấy khó hơn trong việc lên dây cót và “sạn” khi vặn núm lên dây cót. Dầu bị sệt lại sẽ làm nhịp của quả lắc nhỏ hơn và chậm hơn, ảnh hưởng đến đồng hồ, bên cạnh đó, những vòng cuộn lò xo sẽ trở nên khó chuyển động khiến cho lực truyền đi không được hài hòa. Tiếp đó, dầu sẽ bị đặc lại và ảnh hưởng đến việc dự trữ năng lượng hoặc độ chính xác. Trước khi đến mức độ này, dầu sẽ ngưng bôi trơn những bề mặt cần thiết làm chúng trở nên hao mòn. Những mẩu nhỏ trong các bộ phận bị hao mòn sẽ hòa vào phần dầu và tạo ra một hỗn hợp sệt . Sự hao mòn này có thể làm đồng hồ dừng hoạt động, phải thay nhiều bộ phận và đối với những chiếc đồng hồ cũ, không dễ tìm thấy những bộ phận đó. Vì vậy nên bảo dưỡng đồng hồ trước khi chúng ngưng hoạt động.


Không phải lúc nào đồng hồ cao cấp cũng cần được bảo dưỡng thường xuyên hơn vì hiện nay đồng hồ chính hãng được chế tạo với chất lượng rất tốt, khoảng thời gian bảo dưỡng định kì cũng dài hơn (có thể từ 3 - 5 năm). Thông thường, khoảng thởi gian bảo dưỡng này tùy thuộc vào chu kỳ hao mòn khi sử dụng và các yếu tố khác như đồng hồ được sử dụng như thế nào và môi trường sử dụng ra sao. Khoảng thời gian bảo dưỡng tốt nhất là do các nhà sản xuất đưa ra và quan trọng hơn là tùy thuộc vào cách người sử dụng đồng hồ như thế nào. Của bền tại người mà!

- Đồng hồ có bộ máy sử dụng Pin "Quartz", hàng ngày sau khi không đeo, tránh để gần các vật dụng có từ trường mạnh như: Tivi, Tủ lạnh, Thùng loa, Máy vi tính, điện thoại di động hoặc các loại máy thu phát sóng khác. Bởi ở những môi trường có nhiều từ tính như vậy sẽ khiến cho Pin của đồng hồ sẽ mau hết, tụ điện (IC) của đồng hồ dễ nhiễm từ tính dẫn đến bộ máy đồng hồ hoạt động không chính xác.

- Cần chú ý rằng đồng hồ phải được thay Pin ngay khi hết Pin. Mặc dù, hiện nay đa số Pin chính hãng được chế tạo với chất lượng tốt tuy nhiên Pin hết hạn có thể bị rỉ và gây hư hại tới các bộ phận khác của đồng hồ. Nên thay đúng chủng loại Pin phù hợp với bộ máy của đồng hồ và Pin chính hãng tại các trung tâm bảo hành hoặc cửa hàng chính hãng.

Lưu ý quan trọng: Tất cả đồng hồ mua tại hệ thống cửa hàng ĐỒNG HỒ TỐT được thay Pin miễn phí trọn đời và không hạn chế số lần (không áp dụng với đồng hồ sử dụng Pin năng lượng, Pin Eco-Drive).

Đồng hồ cơ tự động Automatic “Tự động lên dây cót”: Đồng hồ lên dây cót nhờ chuyển động của con quay trong bộ máy, khi người đeo di chuyển cách tay con quay sẽ chuyển động và dây cót được nạp. Tuy nhiên chuyển động của cánh tay ở mức bình thường, là chỉ đủ để duy trì năng lượng cho cuộn dây cót nhưng không đủ để tăng dây cót lên mức tối đa giúp đồng hồ có thể hoạt động liên tục trong thời gian dài khi người sử dụng không đeo.

Để đồng hồ có thể hoạt động liên tục (Có thể từ 38 - 80 tiếng) tùy theo dòng đồng hồ và hãng sản xuất, người sử dụng nên đeo đồng hồ ít nhất 8 tiếng/1 ngày. Hàng tuần bạn nên lên dây cót hỗ trợ cho đồng hồ bằng cách vặn núm và cũng chỉ nên vặn tối đa 10 - 15 vòng cho một lần/1 tuần.

Những mẫu đồng hồ Longines trên mặt số có khắc ký hiệu V.H.P. viết tắt của từ "Very High Precision - độ chính xác rất cao" được trang bị bộ chuyển động độc quyền và tân tiến nhất của hãng Longines mã (L288, L289). Bộ chuyển động này nổi tiếng với độ chính xác rất cao (chênh lệch +-5 giây/năm), bộ máy cao cấp được tính hợp hệ thống đặc biệt G.P.D. (Gear Position Detection - Phát hiện vị trí bánh răng). Hệ thống G.P.D. là thiết bị quan trọng nhất của Longines Conquest V.H.P, hệ thống này cho phép đồng hồ tự động đặt lại kim (hands reset) ngay lập tức sau khi đồng hồ bị sốc do va đập mạnh hoặc tiếp xúc với từ trường làm sai lệch kim. Ngoài ra, cứ mỗi 3 ngày lúc 3 giờ sáng, hệ thống G.P.D. sẽ điều chỉnh kim tự động để đảm bảo đồng hồ luôn hoạt động với độ chính xác cao nhất.

Sapphire là một loại đá rất cứng, chỉ đứng sau kim cương, ceramic, hard metal... Mặt kính Sapphire nguyên khối trên đồng hồ chính hãng có độ chống xước cực tốt. Tuy vậy, nhược điểm của loại kính này lại rất giòn và dễ vỡ khi va chạm. Đây là lý do vì sao có khá nhiều loại đồng hồ thể thao dù rất đắt tiền nhưng không sử dụng mặt kính Sapphire để hạn chế bị vỡ và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Lưu ý khi sử dụng đồng hồ có mặt kính Sapphire:

- Không nên thử độ cứng và chống xước của kính Sapphire bằng các vật có tính chất cứng hơn Sapphire như dao cắt kính, kim cương… vì như vậy sẽ làm hư hại kính đồng hồ.

- Mặt kính Sapphire khá giòn và dễ vỡ. Chính vì vậy, bạn nên tránh những hoạt động thể chất hoặc va chạm mạnh để bảo vệ sản phẩm tốt nhất.

- Đồng hồ măt kính Sapphire nguyên khối chống xước cực tốt nhưng không phải là hoàn hảo. Chính vì thế, không nên để đồng hồ trong túi quần, túi áo chung với những vật sắc nhọn như chìa khóa, đồ trang sức.

- Không đặt mặt đồng hồ xuống mặt bàn, mặt kính.

- Quan trọng hơn, khi sử dụng hạn chế để đồng hồ bị rơi hoặc va chạm mạnh, vì không chỉ mặt kính Sapphire bị vỡ mà còn hư hại cả bộ máy bên trong của đồng hồ.

DLC là từ viết tắt của Diamond Like Carbon, có nghĩa là lớp phủ Carbon như kim cương và là lớp phủ Nanocomposite có tính chất độc đáo của kim cương tự nhiên như: độ ma sát thấp, độ cứng cao và khả năng chống ăn mòn cao.

Mạ DLC tương tự như kỹ thuật mạ PVD nhưng thay vì sử dụng vàng thì người ta sử dụng carbon. Đây là một kỹ thuật phức tạp và thường chỉ được sử dụng cho những mẫu đồng hồ xa xỉ, đắt tiền. Lớp mạ DLC sẽ cho ra màu sắc đen đặc trưng và có ưu điểm là siêu cứng (chỉ sau kim cương), bền bỉ, chống xước tốt, chống va đập, luôn sáng bóng.

ĐỒNG HỒ TỐT STORE

  • TTTM Vincom Royal City - 72A Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
  • TTTM Big C Thăng Long - 222 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội
  • TTTM Tasco Mall Long Biên - 7-9 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội
Zalo Messenger Gọi ngay